Những khi máy tính, laptop đơ hỏng thì bạn sẽ xử lý như thế nào? Nhiều người dùng máy tính nhưng lại chẳng hề nắm bắt được cách xử lý khi gặp phải các trường hợp đơn giản. Có thể bạn nghĩ rằng việc gì phải học, ai có nhiệm vụ riêng của người đó cả rồi, máy tính hỏng thì đem ra tiệm sửa là xong. Thế nhưng nhiều khi cần dùng gấp để hoàn thành deadline công việc, hay nộp bài tập đúng hạn thì sẽ như thế nào nhỉ? Học lấy một vài mẹo sửa máy tính tại nhà cũng không thừa mà đúng không!
Sửa máy tính tại nhà – việc cần làm khi kiểm tra sự cố
Hãy quan sát máy thật kỹ và nếu như bạn đã phát hiện ra lỗi đó ngay khi dùng đến máy thì hãy làm một vài thao tác thử nghiệm với bộ phận máy tính bạn cho là gặp trục trặc trước nhé. Để xem liệu rằng máy của bạn có phải vì nó mà gặp phải sự cố hay không. Nếu như đúng thì mình sẽ tiến hành sửa trên bộ phận đó trước. Như thế sẽ rút ngắn thời gian sửa chữa đi nhiều đấy.
Nếu bạn không phát hiện ra bộ phận nào của máy có vấn đề thì lúc đó bạn có thể kiểm tra đến cáp máy tính, bao gồm hệ thống cáp nguồn, cáp dữ liệu và cáp mạch điện trong. Bạn xem xem từng phần trong chúng có chỗ nào hoạt động không tốt hay không. Rồi bạn kiểm tra đến phần cứng và các thiết bị hệ thống, trình điều khiển máy tính, card cắm máy xem có sự cố gì không.
Nếu như phần cứng không phát hiện thì tiếp đến mình tra về phần mềm, xem các cảnh báo máy tính và các lỗi được đưa ra bằng cách nhấn chọn nút start, rồi nhấn Control panel, tiếp đến Administrative tools, rồi Event viewer. Để ý kỹ các cảnh báo lỗi và gợi ý phương pháp khắc phục để sử dụng nếu lần sau gặp phải nhé.
Trường hợp máy đang chậm/ treo
Trường hợp máy chậm khá là thường gặp trong tất cả các dòng máy tính khi hoạt động lâu ngày. Nguyên nhân của hiện tượng này thường là liên quan đến sự phân mảnh của thiết bị ổ cứng dẫn đến vi xử lý bị chậm. Máy dùng lâu quá cũ rất dễ gặp phải hiện tượng này.
Trường hợp bạn sử dụng máy với chip hiện đại mà vẫn gặp như vậy thì có thể là do máy có dung lượng RAM thấp. Dùng lâu ngày, lưu trữ nhiều dẫn đến bộ nhớ đầy làm nặng máy, chậm máy. Trường hợp này có thể xử lý bằng cải tiến nâng thêm RAM hoặc là xóa bớt các dữ liệu, ứng dụng không còn dùng đến nữa để giải phóng chỗ cho bộ nhớ.
Muốn nâng RAM cũng phải chọn laptop có cho phép tích hợp điều này. Vậy nên quá trình mua máy bạn cũng cần để ý kỹ lưỡng, tránh chọn nhầm những máy không hỗ trợ thì về sau sẽ không thể thực hiện nâng cấp được.
Khi máy tính của bạn bị tăng nhiệt quá nhiều
Máy tính bị tăng nhiệt nhiều thường liên quan đến vấn đề về tải nhiệt máy không tốt. Hoặc là hoạt động thời gian quá dài dẫn đến quá tải hệ thống tản nhiệt, các bộ phận hoạt động quá sức. Nếu như không xử lý nhanh thì có thể nhiệt tăng cao dẫn đến máy ngừng hoạt động luôn.
Để xử lý vấn đề này thì bạn nên kiểm tra, vệ sinh thường xuyên, cẩn thận các khe tản nhiệt máy. Có thể dùng thêm hệ thống quạt tản nhiệt bên ngoài để hỗ trợ tốt hơn cho máy tính của bạn. Nên kê máy lên bề mặt thông thoáng bên dưới để không tác động có hại đến hệ thống tản nhiệt của máy.
Sửa máy tính tại nhà khi bị mất kết nối mạng wifi
Đôi khi mất mạng không phải là do mạng mà là do máy tính của bạn đấy. Nếu như bạn không vào được mạng wifi nhưng đã kiểm tra bộ phát vẫn hoạt động bình thường, mật khẩu nhập đã chính xác rồi thì bạn kiểm tra xem vị trí đặt máy tính có đang bị chắn bởi nhiều bộ phát khác hay không. Nếu như phải thì thực hiện di chuyển máy tính, đổi vị trí ngồi sẽ cải thiện được tình trạng này ngay.
Thực ra nếu thuận tiện thì bạn nên dùng đường mạng cố định sẽ tốt hơn là bắt sóng mạng wifi. Dùng dây sẽ ổn định và hệ mạng cũng mạnh mẽ hơn nhiều, tải dữ liệu hay tốc độ download đều nhanh hơn đáng kể.
Máy tính của bạn tự dưng xử lý đồ họa kém
Vấn đề này là sự quan tâm số 1 của các game thủ, các designer, editor… bởi vì bạn sẽ sử dụng cực kỳ thường xuyên các ứng dụng đồ họa, yêu cầu máy tính phải kết nối và xử lý đồ họa nhanh nhạt. Dễ xử lý nhất khi cảm thấy máy có tốc độ xử lý đồ họa kém là bạn thực hiện nâng cấp card đồ họa lên cao hơn.
Đôi khi đã nâng cấp rồi mà vẫn không cải thiện được nhiều thì chắc là do bộ nguồn card chậm chạp. Trường hợp này phương án nâng cả bộ nguồn để cung cấp hiệu suất tối ưu cho card là phương án khả thi hơn cả. Tuy nhiên trước đó thì bạn có thể kiểm tra về quạt tản nhiệt của card xem có còn ngon lành không, nếu như không đáp ứng nhu cầu thì thay quạt mới sẽ đỡ tốn kém hơn nhiều.
Cách cứu vãn khi lỡ làm đổ nước, trà, cà phê…
Tình huống này khá là nan giải bởi vì ai cũng biết là các thiết bị máy tính, vi mạch điện tử… hoạt động tốt nhất trong môi trường sạch sẽ khô ráo. Nhưng như đã nói ở trên, chỉ là lỡ chứ chẳng ai mong muốn, mà xảy ra rồi thì phải mau chóng tìm cách khắc phục ngay thôi. Bạn cần phải xử lý khéo để tránh làm hư hại máy tính.
Nếu bị trường hợp này, bạn cần thực hiện sửa chữa đó là tháo rời pin máy tính ra, dốc hết nước khỏi máy và lấy giấy lau khô, hút nước sạch sẽ. Sau đó cho vào thùng hút ẩm hoặc là sử dụng máy sấy để sấy khô. Lưu ý là chỉ sấy với mức nhiệt nhỏ nhất và không để sát máy, bạn phải để cách xa khoảng chừng 20cm là hợp lý. Sấy xong có thể bạn nghĩ máy đã khô nhưng không hẳn đâu, đừng vội vàng bật máy tính lên nhé.
Bạn cần để máy dựng theo hình chữ V trong phòng có hơi ấm hoặc là để gần nguồn nhiệt nhẹ nhẹ nào đó. Tuyệt đối không để quá gần lửa và ánh sáng mặt trời nhé. Máy cần phải nghỉ trong khoảng 1 ngày đến 1 ngày rưỡi mới có thể đem ra bật lại. Nôn nóng bật luôn thì máy của bạn có dùng được cũng không thể bền nữa đâu, nó sẽ nhanh chóng hỏng thôi.
Khi máy tính bị virus xâm nhập
Máy tính bị virus xâm nhập cũng thường hay gặp bởi vì hằng ngày chúng ta tiếp xúc với nhiều trang mạng, nhiều nguồn tin khác nhau và bất cứ nơi đâu trong không gian mạng đó cũng có thể tiềm ẩn những mã độc, những đường link đầy virus. Sử dụng USB giữa các máy khác nhau cũng dễ khiến cho máy tính của bạn gặp phải virus tấn công.
Gặp phải tình trạng này máy tính rất hay bị đơ, bị chậm bất thường, có khi còn bị treo nữa. Rồi một số web lạ xuất hiện khi chúng ta mở trình duyệt, có những file máy tính tự động được tạo nên, các file đuôi .exe xuất hiện khi mở USB…
Trong trường hợp này bạn có thể tự sửa máy tính tại nhà bằng cách cài cho máy tính một phần mềm diệt virus tự động. Hãy chọn những phần mềm tốt, có bản quyền rõ ràng và chủ động cập nhật các phiên bản mới thường xuyên theo tiến trình phát triển và sự hỗ trợ của đơn vị cung cấp phần mềm nhé. Bạn hãy giữ thói quen thực hiện hoạt động quét virus một cách thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách vệ sinh máy giặt tại nhà đúng cách, hiệu quả cao
- Cách sử dụng nồi chiên không dầu chuẩn và hiệu quả nhất
Kết luận
Vậy là qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được những phương pháp tự sửa máy tính tại nhà áp dụng trên các lỗi máy thường gặp nhất rồi. Chỉ những mẹo nhỏ thôi nhưng đôi khi giúp ích cho bạn rất nhiều, nâng cao hiệu suất sử dụng, hỗ trợ giảm thiểu thời gian và tăng năng suất học tập, làm việc lên mức tối đa nhất đấy.